Âm nhạc là một môn văn hóa bắt buộc, tất cả HS đều được học và phải học để có một trình độ văn hoá âm nhạc phổ thông trong nền học vấn chung của cấp THCS, môn âm nhạc được triển khai rộng rãi từ những năm 1996 – 1997 cho đến nay đã trở thành một môn học rất quen thuộc đối với tất cả HS THCS. Thế nhưng, so với một số môn học khác, Âm nhạc vẫn còn bị xem là môn phụ. Để phát huy được tác dụng của bộ môn, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tạo được lực luợng nòng cốt cho các phong trào văn nghệ, đồng thời góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho HS, việc tạo hứng thú học tập cho các em là rất quan trọng, thông qua các tác phẩm âm nhạc được chọn lọc đưa vào chương trình học hát và các tác phẩm của các nhạc sĩ nổi tiếng ở phân môn âm nhạc thường thức.
– Giáo dục được các em sự tìm tòi và sáng tạo, các em biết trân trọng các nhạc sĩ, biết giữ gìn các tác phẩm của họ, đồng thời biết gìn giữ những làn điệu dân ca, những nhạc cụ … của các dân tộc Việt Nam .
– Âm nhạc Việt Nam, một biểu tượng sâu sắc và độc đáo của đất nước, con người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh cụ thể qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc. Âm nhạc là nguồn sữa diệu kỳ đã đang và sẽ nuôi dưỡng bao tâm hồn, ý chí những thế hệ con người Việt Nam trong đấu tranh gìn giữ và xây dựng Tổ quốc. Có sức sống và vị thế to lớn đó, tự thân âm nhạc đã có sức mạnh tiềm ẩn và quyến rũ. Hoạt động âm nhạc đã trở thành một nhu cầu, quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người trong xã hội.
– Trong điều kiện phát triển của CNTT, việc dạy học ứng dụng CNTT và sử dụng GAĐT đòi hỏi GVBM phải cập nhật và ứng dụng vào giảng dạy, đó cũng là một trong những giải pháp tạo hứng thú giúp cho HS say mê ham thích trong học tập bộ môn.
– Giáo viên nắm rõ đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học.
Khó khăn khi dạy âm nhạc cho học sinh Việt Nam
– Âm nhạc là môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng môn này chưa được quan tâm đầy đủ và nghiêm túc ở các cấp và các ngành. Đặc biệt là khi môn này chuyển sang đánh giá bằng xếp loại thì HS ngày càng không quan tâm đến môn học, có dấu hiệu xem nhẹ, lơ là trong học tập.
– Đối với học sinh trường THCS, đa số các em ít có điều kiện đi lại và nắm bắt thông tin, không chỉ thế các em còn ít quan tâm đến việc học nhạc, chủ yếu là các em bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, điều kiện của nhà trường và xã hội.
– Nhiều năm qua, chất lượng bộ môn luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Song trong quá trình giảng dạy cũng gặp rất nhiều khó khăn do tâm lí của HS, kể cả một số GVBM khác và PHHS vẫn còn xem nhẹ bộ môn, cho đây là môn năng khiếu nên không đòi hỏi các em phải học nhiều. Những ý nghĩ chưa tích cực này đòi hỏi phải được xóa bỏ nhất là đối với những em HS đầu cấp. Với mục tiêu và đặc điểm của bộ môn âm nhạc việc vận dụng sáng kiến “ Một vài phương pháp giúp học sinh say mê ham thích phân môn Âm nhạc thường thức” cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học góp phần vào sự thành công trong công tác giáo dục HS.