Bé yêu nhà bạn có thể hứng thú với việc học đàn nhưng chuyện đó không kéo dài lâu. Cả thèm chóng chán là bệnh của bọn nhỏ.
Thật đau đầu khi bạn không thể ép chúng theo đuổi một môn nghệ thuật. Cũng không thể “dụ khị” chúng học mãi được
Vậy phải làm sao để chúng hứng thú với việc học đàn piano?
4 cách làm dưới đây có thể giúp bạn nuôi dưỡng sự hứng thú với việc tập đàn piano
- Ba mẹ đồng hành cùng trẻ
- Thưởng sau một bài học
- Cách giúp trẻ ghi nhớ nốt nhạc nhanh
- Cách giúp con tự sửa lỗi sai
Cùng đi vào chi tiết của các hành động này:
- Ba mẹ đồng hành cùng trẻ
Và mỗi tiết học đàn “không nghiêm túc” như thế này, đảm bảo con vô cùng tự nguyện ngồi vào đàn, chúng ta không cần la hét, những tiết học đàn sẽ không diễn ra trong cảnh vừa học trẻ vừa lau nước mắt, ba mẹ thì ngồi bên cạnh như canh tội phạm. Áp dụng nó con gái tôi đã vượt qua level 2 của chương trình Music for Little Mozarts trong 3 tuần, thay vì là 4 tháng học không thể qua được bài test.
2. Phần thưởng xứng đáng sau một bài học
Hãy chia ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ngắn hạn thì áp dụng đối với việc hoàn thành xong 1 level, mục tiêu dài hạn là hoàn thành xong một trình độ. Tùy vào độ khó bạn hãy tăng giá trị phần thưởng lên.
3. Giúp trẻ ghi nhớ nốt nhạc
Hãy sử dụng một chiếc bảng có thể gắn nam châm, kẻ khuông nhạc to rõ ràng, sử dụng nam châm 2 màu chia ra cho tay trái và tay phải.
Kẻ một khuông nhạc thật to, rõ ràng trên bảng cho cả khóa sol và khóa fa, hãy rủ con chơi trò đoán tên nốt nhạc khi đã gắn nam châm. Hoặc đọc tên nốt nhạc rồi gắn nam châm vào vị trí đúng. Với cách học này không sợ trẻ không nhớ được nhạc lý cơ bản.
4. Cách giúp con tự sửa lỗi sai
Khi rủ con chơi đàn thành công, nhưng phát hiện con đánh sai một nốt các ba mẹ thường làm gì? Thường ngay lập tức sửa sai cho con đúng không? Ban đầu tôi cũng vậy, tôi lập tức chỉ cho con rằng con sai ở đâu khi thấy bé do dự. Nhưng một lần đọc được chia sẻ của cô giáo dạy piano nói rằng thay vì vậy nên ngừng 3-4 giây để trẻ có cơ hội ngưng lại, nghiền ngẫm và tự sửa chữa cho đúng.
Sau vài lần thay đổi, tôi nhận thấy con không còn sợ sai, tự quan sát kỹ càng hơn các nốt và chơi đúng hơn ở những lần sau.
Bốn giây nghe có vẻ ngắn, nhưng khi bạn ngồi bên cạnh một em bé đang có sự phân vân thì đó thực sự là thời gian vừa đủ để đánh giá xem mình nên sửa lỗi ở chỗ nào, chúng có thể tự nhận ra hay cần giúp đỡ.