Học Mozart cách đàn piano

Chính sự tiếp xúc với âm nhạc ngay từ những ngày thơ bé đã khiến Wolfgang phát triển một đam mê mãnh liệt cho âm nhạc, nhưng kèm theo đó là một sự ghen tị. Cậu bé muốn học cách đánh đàn Piano như chị gái của mình và những học sinh của bố mình. Do đó, dù chỉ mới là trẻ sơ sinh, Wolfgang đã xin cha mình dạy cho mình cách đánh đàn piano.

Học Mozart cách đàn piano 1

Cuối cùng, dù chưa từng nghĩ rằng mình sẽ có một học sinh nào nhỏ tuổi đến vậy, Leopold vẫn quyết định bắt đầu dạy cách đánh đàn Piano cho đứa trẻ 4 tuổi của mình.

Dường như ngay lập tức Leopold có thể thấy có một điều gì đó khác thường ở Wolfgang. Cậu ta có vẻ như hoàn toàn đắm chìm vào âm nhạc. Wolfgang rất tập trung, cực kì bị cuốn hút, và có mong muốn rất rõ ràng trong việc học đàn – kể cả từ độ tuổi nhỏ đến như vậy!

Bên cạnh khả năng tập trung dường như siêu việt này, rõ ràng là cậu bé Wolfgang có một lợi thế hơn hẳn so với bạn bè đồng trang lứa. Cậu ta có một niềm đam mê mãnh liệt với bản thân âm nhạc nói chung.

Cậu ta yêu thích nghe nhạc, thích chơi nhạc, và thậm chí là thích phá các bản nhạc cực kì khó!

Khi nào cậu cảm thấy một đoạn nhạc mới là một thử thách với mình, Wolfgang sẽ cố gắng để chơi đi chơi lại đoạn nhạc đó đến khi nào cậu ta có thể thực sự làm chủ được nó. Cậu còn rất thích thú trong việc sáng tạo dựa trên một đoạn nhạc cậu đã chơi được, và thêm các câu nhạc, các ý tứ của riêng mình vào các đoạn nhạc đó.

Vậy cậu bé ở thời điểm này có vẻ không chỉ đang học những thành tựu của các nhà soạn nhạc khác. Cậu đang bắt đầu có những sáng tác của riêng mình.

Sau 2 năm giảng dạy Piano cho Wolfgang, Leopold nghĩ đến một ý tưởng táo bạo. Ông ta sẽ làm một tour biểu diễn cho con trai Wolfgang, lúc đó chỉ mới 6 tuổi, và chị gái của cậu vòng quanh châu Âu. Wolfgang nhỏ sẽ mặc trang phục của bộ trưởng hoàng gia, Maria Anna diện váy công chúa, và họ sẽ làm khán giả từ Vienna đến Paris ồ lên vì thích thú.

Tất nhiên đám đông của tour diễn không thể cưỡng lại được sự cuốn hút đến từ những nhạc sĩ trẻ và tài ba đến vậy. Show diễn này trở nên quá nổi tiếng đến nỗi chính Wolfgang và chị gái mới là người đem lại thu nhập chính cho gia đình, thay vì Leopold.

Vậy đó là lúc thế giới đón chào Wolfgang Amadeus Mozart, lúc này mới chỉ 6 tuổi với 2 năm kinh nghiệm chơi đàn, sáng tác những tác phẩm của riêng mình, và biểu diễn ở trình độ cao đến mức có trở thành người mang lại thu nhập chủ đạo cho gia đình mình. 

Nếu có một ai có thể làm minh chứng cho tài năng thiên bẩm, chính Mozart sẽ là một hình tượng minh họa rõ ràng. Làm sao bạn có thể giải thích được những thành tựu ông đã đạt được ngay từ khi còn rất nhỏ như vậy? Hãy cùng xem xét kĩ hơn câu chuyện về Mozart để trả lời câu hỏi này.

LÀ NĂNG KHIẾU HAY LÀ THỨ GÌ KHÁC?

Như đã đề cập ở trên, tự những ngày đầu tiên, thế giới quan của Wolfgang đã tràn ngập trong âm nhạc. Cuộc sống của cậu bé Mozart bấy giờ hàng ngày được tràn ngập những đoạn nhạc chơi bởi học sinh của Leopold, hàng đêm với những đoạn nhạc chơi bởi chị gái của mình Maria Anna.

Wolfgang yêu âm nhạc, nhưng ông cũng ghen tị với sự yêu thương cha ông dành cho những đứa trẻ khác, đặc biệt là chị gái mình. Cậu bé thấy những đoạn nhạc chị gái mình làm cha mình hạnh phúc đến nhường nào, và Wolfgang cũng muốn làm cha mình bất ngờ bằng cách đó.

Điều này làm này nở một đam mê mãnh liệt từ trong tâm của Mozart, để cậu nhỏ có thể tự chơi đàn piano để có được tình yêu của cha mình.

Vậy nên cậu nhỏ Mozart mới xin bố mình dạy đàn cho mình mất cả năm trời. Nhưng cho đến khi cha của cậu bé cuối cùng cũng quyết định dạy cho cậu, Wolfgang cũng đã thua chị gái của mình rất nhiều năm về kĩ năng và sự luyện tập.

Maria Anna hơn Wolfgang 5 tuổi, vậy nên dù Wolfgang có bắt đầu luyện tập, chị gái cũng vẫn phát triển trình độ nhanh hơn. Một đứa trẻ 10 tuổi với một năm luyện tập Piano sẽ có khả năng nghe, hiểu được và chơi được nhạc tốt hơn so với một đứa trẻ 5 tuổi với cùng thời lượng luyện tập.

Điều này có nghĩa là Wolfgang luôn luôn phải chơi trò đuổi bắt để dành được sự yêu thương của cha mình. Điều này tiếp thêm cho cậu bé động lực để tiếp tục luyện tập và vượt qua những giới hạn của bản thân để có thể chơi giỏi như chị gái của mình.

Động lực này, cùng với lối sống trong âm nhạc của gia đình Mozart, dẫn tới tình yêu lớn lao Wolfgang dành cho âm nhạc. Cậu ta thực sự yêu nó! Tập nhạc với cậu không giống như là “học một môn gì đó mệt mỏi” như những đứa trẻ ở các gia đình khác: nó chính là một niềm vui khi được ngồi xuống cây piano và bắt đầu với những phím trắng đen.

Trên thực tế, âm nhạc còn là một liệu pháp cho Wolfgang, mỗi khi cậu bé thay đổi tâm trạng đột ngột và gây gổ với những bạn đồng trang lứa. Cậu chỉ hết đổi tính mỗi khi cậu được âm nhạc bủa vây.

Vậy không như những đứa trẻ khác tầm tuổi sẽ xả những tâm trạng và năng lượng dồn nén bằng việc chơi ngoài trời, Wolfgang lại sử dụng những năng lượng này để chơi nhạc. Điều này dẫn tới việc mỗi khi cậu bé quấy và hư, bố của Wolfgang lại đặt cậu bé trước cây Piano với một bản nhạc thách thức cậu bé.

Nhờ đó cậu ta mới có thể vừa hết giận dỗi lại vừa nâng cao trình độ của mình!

Sau đó, khi biểu diễn tại những thành phố lớn của Châu Âu, đám đông xem buổi diễn của Wolfgang nhỏ và chị gái không chỉ đến chỉ để thưởng thức âm nhạc.

Họ còn đến để chứng kiến những đứa trẻ đặc biệt ăn mặc như những người lớn và chơi Piano. Đây là một buổi biểu diễn để thỏa trí tò mò – thay vì chỉ là vì âm nhạc. Điều này có nghĩa là Wolfgang có cơ hội để tích lũy kinh nghiệm biểu diễn trước một đám đông không quá khắt khe về chuyên môn và sẵn sàng tha thứ cho các sai lầm nhỏ của đứa trẻ.

Trên thực tế, nếu cậu bé và chị gái mình mắc phải một lỗi, cả đám đông sẽ vỗ tay và động viên cho hai chị em. “Bạn có thể mong đợi điều gì chứ? Hai đứa nhỏ mới chỉ có 6 tuổi và 11 tuổi thôi mà!”

Vậy đến thời điểm đó chúng ta đã có:

  • Một cậu bé đã được tiếp xúc với âm nhạc từ những ngày cậu sinh ra đời.
  • Một đứa trẻ đã nhận ra để nhận được nhiều lời khen và tình yêu từ bố mình hơn chị mình, cậu sẽ cần phải là một nhạc công giỏi hơn chị gái.
  • Một đứa trẻ hay giận dỗi cáu kỉnh, mà chỉ có thể được chữa bằng cách được đặt vào trước một cây Piano với một bản nhạc khó.
  • Thêm vào đó, là khả năng biểu diễn trước một đám đông tha thứ cho những lỗi cậu bé mắc phải.

Tất cả những yếu tố trên hợp lại có lẽ có thể tạo nên những nhạc sĩ trẻ xuất chúng mọi thời đại. Và tất cả những yếu tố trên không liên quan gì đến năng khiếu bên trong của đứa trẻ!

Điều này chứng tỏ rằng không phải chỉ nhờ vào năng khiếu mà Wolfgang tạo ra khác biệt trong âm nhạc như vậy. Hoặc cũng có thể nhờ vào những yếu tố bên trong của cậu bé nữa chăng?

BÍ MẬT THỰC SỰ ĐẰNG SAU THÀNH CÔNG CỦA MOZART

Học Mozart cách đàn piano 2

Để tìm ra bí mật thực sự đằng sau thành công của Mozart và các nhà soạn nhạc khác, nhà tiến sĩ tâm lý học John Hayes, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: mất bao lâu để những nhà soạn nhạc tài bà nhất thế giới tạo ra được tuyệt tác đầu tiên của mình.

Ông đã tìm ra rằng, kể cả với Mozart, không ai có thể tạo ra được một tuyệt tác để đời trước 10 năm họ bắt đầu học nhạc.

Điều này có nghĩa là kể cả với Mozart – người có tất cả những ưu thế để trở thành một nhạc sĩ tài ba – vẫn phải luyện tập các kĩ năng của mình suốt 10 năm ròng rã để có thể trở thành “một thứ gì đó” lớn lao!

Không có tài năng thiên bẩm nào, kể cả trong lĩnh vực dành cho các “thiên tài” như âm nhạc, có thể bỏ qua được nhiều năm luyện tập mà có thể tạo ra những tác phẩm để đời. Một người có thể có năng khiếu, có thể may mắn, nhưng vẫn cần phải trải qua 10 năm luyện tập để có thể trở thành một bậc thầy.

Những kết quả này được xác nhận rất nhiều lần bởi các học giả khác. Anders Erikson phát hiện ra rằng để đạt được trình độ xuất chúng trong bất kì lĩnh vực nào, một người cũng phải dành 10000 giờ luyện tập có chủ đích 

Tác giả Malcolm Gladwell sau đó đã xác nhận những phát hiện này trong cuốn sách của mình, Những kẻ xuất chúng, bằng việc phát hiện ra những thành công của Bill Gates hay Beatles đều chỉ bắt đầu đến khi họ đã đạt được 10000 giờ luyện tập.

Thậm chí là xa hơn nữa, tác giả Robert Green đã ủng hộ quy luật này trong cuốn sách của mình, Mastery, khi phát hiện rằng Ben Franklin, Charles Darwin và rất nhiều “bậc thầy” đều tuân theo quy luật 10000 giờ này. 

Như các bạn đã thấy, có một số lượng rất lớn những bằng chứng của thời đại này chứng minh rằng để đạt được khả năng vượt trội, bạn dành ít nhất 10 năm hoặc 10000 giờ luyện tập một kĩ năng hoặc một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Với một số người, những phát hiện này không có ý nghĩa gì cả. Thử nhìn vào cộng đồng của chúng ta mà xem! Có rất nhiều người đã học về một lĩnh vực nhiều hơn 10 năm, hoặc dành hơn 10000 giờ học tập và làm việc trong lĩnh vực của họ.

Kể cả như vậy họ vẫn không thể có được thành công vượt bậc được như Bill Gates hay Mozart. Có phải điều này có nghĩa rằng những kẻ xuất chúng này có một món quà đặc biệt từ khi sinh ra, giúp họ phát triển được năng lực nhiều hơn với 10000 giờ so với một người bình thường.

Có lẽ không chỉ một mình năng khiếu có thể làm cho một người trở nên giỏi lên, mà chính năng khiếu đó làm cho người đó trở nên khác biệt với điều kiện họ chịu nỗ lực trong lĩnh vực của mình. Tất cả những điều này đều có câu trả lời nằm trong “luyện tập có chủ đích”.

LUYỆN TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH

Khác biệt lớn nhất giữa luyện tập có chủ đích và luyện tập thông thường là sự tập trung.

Những người xuất chúng tập trung vào việc phát triển những phần việc khó nhất trước, và nhận những phản hồi liên tục trong việc làm thể nào để sửa những lỗi của mình. Họ dành thời gian luyện tập liên tục để phát triển khả năng của mình.

Sau đây là ví dụ từ cha đẻ của bộ môn Performance Psychology (tạm dịch: Tâm lý học thành tích) Aubrey Daniels:

“Giờ hãy tưởng tượng 2 vận động viên bóng rổ cùng luyện tập ném rổ trong 1 tiếng. Vận động viên A ném rổ 200 lần, vận động viên B ném rổ 50 lần.

Vận động viên B đi nhặt bóng của mình, rê bóng một cách điệu nghệ, và có nhiều thời gian nghỉ để tán gẫu với bạn bè. Vận động viên A có một người quan sát ném trả bóng cho mình sau mỗi lần ném.

Người quan sát của vận động viên A ghi chép lại các cú ném. Nếu cú ném bị trượt, người quan sát ghi lại xem liệu cú ném bị quá rổ, ngắn rổ, lệch trái hay lệch phải, và vận động viên sẽ được xem lại kết quả sau mỗi 10 phút.

Để cho rằng những giờ luyện tập của 2 vận động viên này là tương đương như nhau có thể không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên giả định đây là thói quen thường ngày trong quá trình luyện tập của họ, và họ có một khả năng tương đương nhau ngay từ điểm bắt đầu, bạn nghĩ rằng ai sẽ trở thành tay ném rổ cự phách hơn, chỉ sau 100 giờ luyện tập?”

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LUYỆN TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH VỚI CUỘC SỐNG CỦA BẠN?

Bạn có thể nhận thấy sự khác biệt lớn giữa 2 tay vận động viên. Tuy nhiên sự luyện tập có chủ đích không chỉ áp dụng cho thể thao hay cho âm nhạc. Bạn có thể sử dụng nó cho mọi kĩ năng bạn mong muốn làm chủ bằng cách sử dụng công thức dưới đây.

Những yếu tố cốt lõi của luyện tập có chủ đích:

1. XÁC ĐỊNH CHẮC CHẮN ĐIỀU GÌ BẠN ĐANG MUỐN CẢI THIỆN

Thay vì luyện tập những điều bạn đã đang làm tốt, luyện tập có chủ đích yêu cầu bạn luyện tập những thứ bạn chưa giỏi. Vậy nên bước 1 là xác định những gì bạn cần luyện tập thêm để đạt được mục tiêu của mình.

2. NHẬN PHẢN HỒI VỀ NHỮNG GÌ BẠN THỰC HIỆN

Phản hồi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự luyện tập có chủ đích. Bạn cần phải luôn luôn học tập, và nhận thức được rõ ràng những gì mình đang làm tốt, và những gì mình cần phải cải thiện. Một giáo viên hướng dẫn có thể giúp bạn điều này, tuy nhiên bạn cũng có thể tự mình nhận được phản hồi như trong trường hợp vận động viên A ở trên, sử dụng chính rổ bóng để phản hồi.

3. LUYỆN TẬP NHỮNG ĐIỂM BẠN CÒN YẾU

Bắt đầu luyện tập những điểm yếu của mình. Nếu vận động viên liên tục ném non, anh ta sẽ phải điều chỉnh những cú ném của mình để có lực mạnh hơn một chút.

4. LẶP ĐI LẶP LẠI

Lặp đi lặp lại là điều cực kì cơ bản trong việc phát triển kĩ năng của mình. Trải qua quá trình luyện tập có chủ đích này một lần không giúp bạn hơn là mấy. Nhớ rằng, kể cả Mozart cũng phải lặp lại quá trình này 10 năm để có thể trở nên vĩ đại!

Related Posts

Hợp âm bài hát gửi người chiến sĩ không tên

Hợp âm bài hát gửi người chiến sĩ không tên

Anh [A7] ở nơi [D] đâu?Trên đường phố [Bm] lớn, hay giữa xóm [Em] thợAnh ở nơi [A] đâu?Lầu cao cư [A7] xá, hay giữa khu [D] chợAnh là ai [Bm] đó?Người công nhân lái [Em] xe, cô sinh viên áo [A] trắng,Em đánh [E] giầy hay [E7] em bán báo…

Lý do nên chọn đàn piano Roland 1

Lý do nên chọn đàn piano Roland

Tất cả những thương hiệu về nhạc cụ piano điện như ROLAND, KORG, YAMAHA, CASIO… Mỗi thương hiệu đều có đặc điểm riêng của từng sản phẩm….

Hợp âm bài hát muôn kiếp vấn vương

Hợp âm bài hát muôn kiếp vấn vương

1. [Em] Ánh trăng đêm phai mờ duyên ta cũng [D] thôi mong chờGiọt [C] sầu chia ly [D] người ra đi tiếc [Em] chiRót thêm ly ưu phiền đêm nay sẽ [D] thôi lưu luyếnMuộn [C] phiền tan biến [D] khi người [Em] đi….

Những phụ kiện cần thiết của đàn guitar 1

Những phụ kiện cần thiết của đàn guitar

Đàn guitar là loại đàn được chơi ở rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Chúng thường rất đa dạng về mẫu mã kiểu dáng và màu…

Tiêu chí quan trọng khi chọn mua đàn violin 1

Tiêu chí quan trọng khi chọn mua đàn violin

Đàn vĩ cầm hay còn gọi là đàn Violon là một trong những loại nhạc cụ gần gũi và phổ biến nhất trong đời sống hiện nay. Những âm…

Hợp âm bài hát chiều Nha Trang biển hát

Hợp âm bài hát chiều Nha Trang biển hát

[Am] Chiều Nha Trang biển hát ngàn [C] lớp sóng xô bờ cát [F] vàng.[A] Từng đàn chim hải [G] âu tung [F] cánh dưới mây bay về [E] đâu?[A] Hàng thùy dương chếch bóng cùng [C] gió tấu lên từng khúc [F] nhạcMình [E] tôi…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.