Đàn dương cầm – tiếng đàn mê hoặc lòng người

Dương cầm cấu thành bởi 7.500-12.000 bộ phận; âm vực đặc biệt, hiếm nhạc cụ nào sánh nổi; phải mất nhiều năm để hiểu cặn kẽ chiếc đàn bạn sở hữu.

Sự ra đời đàn dương cầm như thế nào,. hãy cũng chúng tôi tìm hiểu

Dương cầm được phát minh vào năm 1698 bởi huyền thoại Bartolomeo Cristofori, người Italy. Ban đầu nó tên là Dương cầmforte (nghĩa là âm nhẹ và mạnh), sau khi lan tỏa toàn cầu được gọi tắt là “Dương cầm”. Nhạc cụ này là tổ hợp phức tạp, cấu thành từ ít nhất 7.500 bộ phận, thậm chí lên tới 12.000, trong đó có 10.000 linh kiện có thể chuyển động.

Nhiều thiên tài âm nhạc nhận xét dương cầm là “vua” của các loại nhạc cụ bởi phạm vi âm vực trải dài từ cao đến thấp, hiếm nhạc cụ nào sánh nổi. 70 năm gắn bó với đàn, ông Nagasaka Yukiyoshi – Tổng giám đốc tập đoàn Việt Thương Music cũng khẳng định, dương cầm là đỉnh cao trong vô số nhạc cụ có mặt trên thị trường. Người nghe có thể nhận biết đoạn nhạc rơi vào các âm thấp nhất hay lên nốt cao nhất. Tuy nhiên, sắc thái của từng âm lại phụ thuộc vào tốc độ và lực đánh. Đó cũng là lý do nhạc cụ này được đánh giá “khó học thành tài nhất thế giới”.

Nền âm nhạc hiện đại và cổ điển thế giới từng ghi nhận vô số bậc thầy dương cầm vĩ đại như Johann Sebastian Bach – nhà soạn nhạc người Đức (1685-1750); Mozart (1756-1791, người Áo); Beethoven (1770-1827, người Đức); Frederic Chopin (1810-1849, gốc Ba Lan)…

Dương cầm là loại đàn khó học, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

Dương cầm có thể giúp phát triển trí thông minh cho trẻ. Theo đó, hai bán cầu não hoạt động song song, dẫn đến phát triển não sẽ đồng đều hơn (bán cầu não trái ở người không chơi dương cầm phát triển hơn bán cầu não phải) và khả năng tư duy toán học sẽ phát triển theo. Trẻ có thể luyện trí nhớ do các bài nhạc cổ điển thường dài; kỹ năng thẩm âm và cảm thụ âm nhạc tốt hơn.

Cấu tạo giúp đàn dương cầm có tiếng đàn hay

Màu sắc tiếng đàn của dương cầm phụ thuộc khá nhiều vào bí quyết sản xuất của từng hãng. Sự khác biệt này thể hiện qua một số cấu tạo như: công nghệ chế tác (thủ công hay làm sản xuất hàng loạt); gỗ nhiều hay ít (100% gỗ là tốt nhất). “Dương cầm là loại nhạc cụ tinh tế, sang trọng, đòi hỏi nghệ nhân phải kiên nhẫn và đam mê. Ngay cả khi yêu thích loại nhạc cụ này, có khi bạn phải mất hơn 10 năm để nghiên cứu và hiểu về sự phức tạp của bộ máy cơ học”, ông nói.

Theo ông, sự khác biệt giữa đàn dương cầm cơ và dương cầm điện nằm ở bộ máy cơ học (bộ máy action). Nhờ nó, dương cầm cơ mới tạo ra được tiếng đàn thật, còn tiếng đàn của dương cầm điện (một bộ máy vi tính) được mô phỏng từ dương cầm cơ. nhờ bộ máy cơ học, người chơi mới có thể luyện tập và phô diễn các kỹ thuật dương cầm (legato, staccato…) một cách tinh tế, điều này là bất khả thi với dương cầm điện.

Mỗi linh kiện, bộ phận đều có vai trò quan trọng, góp phần quyết định tiếng đàn dương cầm có hay hay không.

Có nhiều cấu tạo góp phần tạo nên một cây đàn có tiếng đàn hay, trong đó không thể bỏ qua kỹ thuật Voicing của các chuyên gia khi chỉnh đàn. “Voicing còn gọi là kỹ thuật châm búa, là kỹ năng đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu và trình độ người chỉnh đàn. Từ đó mới tạo ra tiếng đàn tròn và đẹp nhất. Không có thiết bị nào có thể hỗ trợ để đàn có tiếng đàn hay hơn, vì là đàn cơ nên tiếng đàn hay hay không xuất phát từ nguyên liệu và tay nghề của nhà sản xuất đã cũng như kỹ năng và kinh nghiệm của nghệ nhân chỉnh đàn”, chuyên gia nói thêm.

Đàn dương cầm có tiếng đàn hay, bền phải mang một số đặc trưng sau: nguyên liệu tốt, tiếng đàn đúng tần số; không bị tạp âm; độ cộng hưởng dày và sắc âm phải mềm…

Một chiếc đàn dương cầm giá vài chục triệu đồng đến vài tỷ đồng

Dương cầm đã qua sử dụng hay mới có giá đa dạng, dao động từ vài chục triệu đồng đến cả tỷ đồng một cây. Sở dĩ biên độ giá có sự chênh lệch lớn, mỗi nơi bán mỗi kiểu vì quá trình hoàn thiện, cân chỉnh, hậu mãi khác nhau của các nhà bán lẻ.

“Đàn có qua quy trình phục hồi đúng chuẩn hay không? Nếu không sẽ có rất nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, dịch vụ hậu mãi rất quan trọng: tay nghề của người chỉnh đàn, đội ngũ kỹ thuật có đủ kinh nghiệm và chuyên môn nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hay không? Dù bạn có mua được cây đàn tốt, nhưng không có người chỉnh đàn dày dạn kinh nghiệm thì đàn của bạn không thể có tiếng đàn hay”, ông Nagasaka Yukiyoshi nói.

Dương cầm đã qua sử dụng hay mới có giá dao động từ vài chục triệu đồng đến cả tỷ đồng một cây vì độ khó trong quá trình hoàn thiện, cân chỉnh tiếng đàn.

Với mong muốn giúp người yêu âm nhạc Việt Nam tiếp cận với loại nhạc cụ sang trọng của thế giới, Việt Thương- ra mắt tại Việt Nam từ hơn 20 năm trước, với nhiều mẫu mã từ phổ thông đến cao cấp. Ngoài ra, Việt Thương Music còn cung cấp đa dạng các hãng đàn như Steiway, Boston, Essex, Kawai…

Tận dụng thế mạnh là nhà sản xuất dương cầm hàng đầu Nhật Bản, đơn vị còn chú trọng dịch vụ bảo trì và sửa chữa dương cầm cho người sở hữu dương cầm bất kỳ (kể cả mua ở các cửa hàng khác).

Trong sửa chữa phục hồi đàn đã qua sử dụng, hãng ưu tiên linh kiện chất lượng cao và chính hãng (thường nhập từ Nhật và Đức). Toàn bộ nguyên liệu (soundboard, dây, pin treo dây, …) được nhập chính hãng, vận chuyển đến xưởng của Việt Thương Music. Đội ngũ chuyên viên người Việt hoàn thành công đoạn lắp ráp, tinh chỉnh tại đây cùng sự kiểm định của các chuyên gia Nhật để cho ra đời dòng sản phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Related Posts

Sheet nhạc bài hát bởi ta yêu con

Sheet nhạc bài hát bởi ta yêu con

Sheet nhạc bài hát bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn

Sheet nhạc bài hát bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn

Sheet nhạc bài hát bể dâu tình đời 1

Sheet nhạc bài hát bể dâu tình đời

Hợp âm bài hát làm quen với lính

Hợp âm bài hát Mashup bông cỏ may

1. Những ngày chưa nhập [Am] ngũAnh hay dắt em về vùng ngoại ô có cỏ bông [C] mayỞ đây êm vắng thưa [Am] người, còn ta với trờiThời gian vào [F] đêm, rừng sao…

Sheet nhạc bài hát trộm nhìn nhau 1

Sheet nhạc bài hát trộm nhìn nhau

Sheet nhạc bài hát vắng nhau

Sheet nhạc bài hát vắng nhau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.