Bạn đang suy nghĩ có nên cho trẻ học piano hay không

Với sự phát triển hiện đại của xã hội hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cho con trẻ học đàn piano. Tuy nhiên, đứng trước vấn đề này, nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn: có nên cho trẻ học piano không? Bài viết này sẽ giúp giải đáp nỗi băn khoăn trên của nhiều bậc cha mẹ.

Về mặt lợi ích, câu trả lời chắc chắn sẽ là có nên cho trẻ học piano. Đây là câu trả lời mà bất kì chuyên gia nào cũng sẽ khuyên bạn bởi những lợi ích sau đây của việc học đàn piano đối với các bé:

– Chơi đàn piano là chơi một môn giải trí lành mạnh, giúp trẻ có thể xả stress, và tránh xa được các môn giải trí vô bổ khác.

– Học đàn piano sẽ giúp cho chúng ta đặc biệt là trẻ nhỏ phát triển cả 2 bên bán cầu não, cho trẻ có thể phát triển toàn diện.  Não bộ của con người chia làm 2 bán cầu: trái và phải. Trong khi bán cầu não trái điều khiển tay phải thì bán cầu não phải điều khiển tay trái. Người nào thường xuyên sử dụng tay phải, thì bán cầu não trái phát triển, và ngược lại đối với não phải. Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu của Đại học California, Mỹ cũng đã kết luận rằng: Trẻ từ 3 -4 tuổi được học đàn mỗi tuần sẽ phát triển khả năng giải các bài toán đố tốt hơn là những đứa trẻ bình thường khác đến 34%.

– Chơi đàn piano giúp sử dụng các giác quan linh hoạt nhịp nhàng. Bởi khi chơi piano, hai tay phải lướt trên các phím đàn, mắt nhìn bản nhạc, đồng thời chân đạp pedal… nhờ đó mà trẻ xử lý nhanh nhẹn, nhạy bén hơn khi tham gia các hoạt động khác.

– Khả năng tập trung cao độ: vì khi chơi đàn phải kết hợp tất cả các giác quan trên cơ thể. Do vậy, để làm được điều này thì trẻ cần một sự tập trung cao độ.

– Giúp trẻ tự tin và kiên nhẫn hơn: không chỉ cần có khả năng tập trung cao độ, để chơi được một bản nhạc hoàn chỉnh thì kiên nhẫn là điều rất cần thiết và không thể thiếu vì trẻ phải kết hợp 2 tay, đồng thời thuộc nốt, nhịp phách… Điều này cân trẻ phải kiên trì tập luyện cho đến khi trẻ đã chơi được một bản nhạc. Khi ấy, các bản nhạc tiếp theo sẽ không làm khó bé lâu, bé sẽ tự tin hơn về khả năng của mình và khi gặp các khó khăn khác trong cuộc sống trẻ sẽ không dễ dàng từ bỏ.

– Khả năng cảm âm tốt: Chơi đàn piano là cách tốt nhất để trẻ luyện được khả năng nghe cao độ: trầm, bổng, nhịp phách hay độ nhanh chậm…của các nốt nhạc. Từ đó dần dần sẽ hình thành được khả năng cảm âm và phân tích bản nhạc của trẻ. Điều này là rất cần thiết đối với sự phát triển âm nhạc của trẻ trong tương lai, nhất là khi bé muốn trở thành một nhạc sĩ hoặc ca sĩ.

Trên đây là những lợi ích của việc chơi đàn piano đối với sự phát triển toàn diện đối với trẻ. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ để kết luận được có nên cho trẻ học piano hay không. Bởi con bạn là một cá thể riêng biệt, có sở thích, điểm mạnh điểm yếu riêng. Cho nên, câu trả lời cho câu hỏi có nên cho trẻ học piano không sẽ rất khác nhau phụ thuộc vào chính bản thân của trẻ. Nếu bé thực sự thích, hứng thú, có khả năng âm nhạc thì càng tốt, khi đó để trẻ học đàn piano để phát triển toàn diện khả năng toàn diện là một quyết định rất sáng suốt và rất nên. Ngược lại, nếu trẻ không thích, tính cách của trẻ cũng không phù hợp với việc học đàn thì có lẽ là không nên cho trẻ học piano một cách đầy tính ép buộc từ cha mẹ. Khi ấy, việc học đàn không những không đem lại lợi ích nào cho trẻ mà còn rất có thể trở thành nỗi ám ảnh của trẻ.

 

 

Related Posts

Sheet nhạc bài hát bởi ta yêu con

Sheet nhạc bài hát bởi ta yêu con

Sheet nhạc bài hát bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn

Sheet nhạc bài hát bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn

Sheet nhạc bài hát bể dâu tình đời 1

Sheet nhạc bài hát bể dâu tình đời

Hợp âm bài hát làm quen với lính

Hợp âm bài hát Mashup bông cỏ may

1. Những ngày chưa nhập [Am] ngũAnh hay dắt em về vùng ngoại ô có cỏ bông [C] mayỞ đây êm vắng thưa [Am] người, còn ta với trờiThời gian vào [F] đêm, rừng sao…

Sheet nhạc bài hát trộm nhìn nhau 1

Sheet nhạc bài hát trộm nhìn nhau

Sheet nhạc bài hát vắng nhau

Sheet nhạc bài hát vắng nhau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.