Hiện nay việc học thanh nhạc khá phổ biến nhưng rất ít người biết được khi học thanh nhạc bạn cần tránh những sai lầm gì. Bài viết này sẽ chỉ rõ những điểm mà bạn nên tránh khi học thanh nhạc, qua đó giúp bạn có kế hoạch học tốt hơn.
Không thể bỏ những bài học cơ bản
Lâu nay chúng ta vẫn nghe nhắc đến “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nhưng nhiều người lại cho rằng với âm nhạc thì tốt sơn sẽ hơn tốt gỗ. Thay vì quan tâm đến giọng hát, nhiều khán giả lại chỉ tập trung đến ngoại hình và phong cách.
Mặc dù, không thể phũ nhận được yếu tố ngoại hình trong thành công của một ca sĩ, song về lâu dài thì đây không phải là đích đến cuối cùng mà người làm nghệ thuật hướng đến. Bởi một người nghe nhạc và thực sự biết thưởng thức cái hay của âm nhạc, họ sẽ quan tâm rất nhiều đến yếu tố thanh nhạc. Cho dù, họ có những âm sắc đặc biệt, giọng hát lạ, nhưng nếu kỹ thuật hát sai thì giọng hát đó sẽ không bao giờ tạo được dấu ấn.
Chính vì vậy, bạn không thể bỏ qua được những bài học thanh nhạc cơ bản, việc này sẽ giúp bạn hát đúng tông, đúng nhạc, đúng nhịp, đúng nốt,…
Chỉ cần cảm xúc là chưa đủ
Đây là quan điểm của một số khán giản có thị hiếu âm nhạc nhạt nhòa. Mặc dù, cảm xúc là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thường thức âm nhạc hay nghệ thuật, nhưng sẽ không ai lấy yếu tố cảm xúc ra để che lấp hoặc biện minh cho một giọng hát có nhiều thiếu sót. Một giọng hát bị vỡ nốt, lệch tông, không đúng nhịp, bị chênh,…thì dù có cảm xúc cũng không dám tự xưng mình là ca sĩ.
Kỹ thuật có cũng được mà không có cũng không sao
Một số người xem nhẹ lợi ích của việc học thanh nhạc nên giữ cho mình quan điểm này, mà không biết rằng học thanh nhạc sẽ giúp bạn nâng tầm được khả năng ca hát của bản than. Học kỹ thuật thanh nhạc đầu tiên sẽ giúp bạn hát đúng, sau khi hát đúng bạn sẽ biết cách điều khiển giọng hát của mình và giữ cho chất giọng đó được lâu bền hơn.
Không thiếu những trường hợp vì hát sai kỹ thật mà giọng hát bị hỏng, mất giọng. Có lẽ bạn cũng thấy được nhiều ca sĩ mặc dù đã lớn tuổi nhưng họ vẫn có một chất giọng ngot ngào, làm say đắm người nghe.
Không phải tất cả các dòng nhạc đều phải học thanh nhạc
Quan điểm này không chỉ xuất hiện ở những người nghe nhạc, mà còn là vấn đề khiến được các chuyên gia đưa ra tranh luận. Với những dòng nhạc trẻ hoặc nhạc nhẹ thì không cần đến các các kỹ thuật thanh nhạc, chỉ cần họ thể hiện bài hát có cảm xúc và hay là được.
Song đây là một quan điểm không hề đúng. Dù là theo đuổi dòng nhạc nào đi chăng nữa đều cần phải có những kiến thức thanh nhạc cơ bản; nhạc trẻ, nhạc cách mạng, nhạc trữ tình,…đều cần đến các kiến thức thanh nhạc.
Bởi các kiến thức thanh nhạc sẽ giúp bạn biết cách mở khẩu hình, lấy hơi, nhả chữ, giữ giọng, mở thanh quản, ngân rung,…đây là những kiến thức thanh nhạc cơ bản để giúp bạn có được một giọng hát hoàn hảo hơn.
Có một điều mà bạn nên biết, dù là ai đi chăng nữa, dù có giọng hát hay, có năng khiếu ca hát thì cũng cần học thanh nhạc. Một giọng hát hay mới chỉ là một yếu tố cần, còn yếu tố đủ sẽ cách bạn làm cho giọng hát trở nên ngọt ngào và duyên dáng hơn. Đây mới chính là mấu chốt của vấn đề học thanh nhạc.
Đến các ca sĩ đã nổi tiếng và thành danh họ vẫn luôn luyện tập thanh nhạc hàng ngày, thì sẽ không có bất kì một lý do gì để bạn từ chối việc học thanh nhạc.
Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi ở trên, những quan điểm sai lầm trong học thanh nhạc sẽ được bạn loại bỏ và có được những nhìn nhận chính xác hơn về thanh nhạc và yếu tố làm nên một giọng hát chinh phục được mọi người.