Học kỹ thuật legato trên đàn piano
Legato có nghĩa là liền tiếng, ký hiệu legato là một nét vòng cung nối các nốt nhạc không cùng cao độ với nhau. Muốn thực hiện được kỹ thuật này, học sinh cần thực hành luyện tập thật chậm, nhấn phím sau rồi mới thả phím trước một cách nhịp nhàng, làm cho tiếng đàn phát ra phải liền mạch. Tránh trường hợp nhấn đồng thời hai phím đàn cùng một lúc hoặc chưa ấn phím sau đã nhả phím trước ra quá sớm. Khi hướng dẫn học sinh thực hiện kỹ thuật legato, giáo viên cần lưu ý cho học sinh để tránh nhầm lẫn với kỹ thuật non legato. Kỹ thuật này giúp các nốt nhạc được nối lại với nhau, tạo ra các âm thanh liền mạch, giúp tác phẩm có thêm màu sắc nhẹ nhàng, truyền cảm.
ĐÀN PIANO ĐIỆN ROLAND RP-302 HAY YAMAHA YDP-S31 TỐT HƠN?
TƯ VẤN MUA ĐÀN PIANO ĐIỆN CŨ GIÁ RẺ
Ví dụ 1: Trích đoạn tác phẩm Don Juan của nhạc sĩ W. A. Mozart
Đây là tác phẩm có thể phù hợp với học sinh lứa tuổi tiểu học và học tại mô hình lớp học theo nhóm hoặc cá nhân. Đối với mô hình lớp tập thể, học sinh để chơi được tác phẩm này cần có nền tảng nhất định và nên áp dụng ở giai đoạn sau của khóa học. Tác phẩm chủ yếu sử dụng kỹ thuật legato, với ký hiệu là dấu luyến nối các nốt nhạc không cùng cao độ lại với nhau. Tay phải cần chú ý số ngón tay thay đổi ở những nốt nhạc giống nhau. Tay trái sử dụng liên tục kỹ thuật legato do đó, khi chơi, học sinh cần chơi liền mạch các nốt, nhấn nốt sau mới nhấc nốt trước để tạo ra các nốt nối tiếp nhau, liền tiếng.
Học kỹ thuật Non legato trên đàn piano
Để luyện tập được kỹ thuật này, giáo viên cần yêu cầu học sinh chơi từng nốt nhạc một. Đánh nốt trước nhấc lên rồi mới chuyển sang nốt sau. Khi dạy về kỹ thuật non legato, giáo viên cần chú ý giải thích và thị phạm cho học sinh làm sao để tách nốt nhưng âm thanh vang lên không sắc, gọn như Staccato và phải ngân, nghỉ đủ trường độ của nốt nhạc. Đây là 1 dạng kỹ thuật cơ bản mà bất cứ học sinh nào khi học piano đều cần phải được luyện tập thường xuyên. Kỹ thuật non legato xuất hiện rất nhiều trong những tác phẩm piano kể cả tác phẩm quốc tế lẫn tác phẩm piano Việt Nam.
Ví dụ 2: Trích Etude Op. 139, N0 7 của K. Czerny
Đối với bài Etude Op. 139, N0 7 là dạng bài yêu cầu kỹ thuật bấm quãng 6 tay phải, đây là dạng bài chỉ dành cho học sinh đã từng học piano trước đây hoặc học sinh có năng khiếu học trong mô hình lớp nhóm hoặc cá nhân. Cùng với đo, để chơi được tác phẩm này, học sinh cần phải rèn luyện kỹ thuật legato 1 cách thành thạo rồi mới chuyển sang kỹ thuật non legato.
Đối với dạng bài này, giáo viên cần thị phạm và hướng dẫn cho học sinh nhiều lần, tránh trường hợp học sinh do muốn dùng lực để bấm 2 nốt cùng một lúc tạo thành việc các ngón tay bị căng cứng, gãy ngón dẫn đến đau tay và sai kỹ thuật. Đồng thời việc di chuyển và bấm chính xác các nốt cũng là một vấn đề bởi các em không có sự ước chừng và quen tay nên nếu ngay từ đầu đã tập nhanh thì sẽ kiểm soát được dẫn đến việc bấm nhầm nốt.
Trước khi vào bài, giáo viên cần cho học sinh tập thêm các bài gam quãng 6 với tốc độ chậm để quen tay và bắt bầu làm quen với quãng 6, có thể ước chừng được khoảng cách giữa các nốt. Có thể thấy trong trích đoạn bài Etude Op. 139, N0 7 không có ký hiệu gì trên đầu nốt nhạc, do đó, học sinh sử dụng kỹ thuật non legato, chơi rời các nốt ra, tạo âm thanh vang đều, nhấc tay nhẹ nhàng giữa các nốt nhạc với nhau. Để thực hiện tốt được kỹ thuật non legato, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách thả lỏng cổ tay, các ngón tay thoải mái nhịp nhàng bấm các quãng và di chuyển linh hoạt.