Máy đếm nhịp (Hay còn gọi là Metronome) là một trong những phụ kiện rất quan trọng đối với đàn Piano. Nó có khả năng giúp cho người mới tập piano giữ nhịp đúng và kiểm soát được tốc độ của nhịp.
Vào năm 1812, máy đếm nhịp đầu tiên ra đời và được phát minh bởi Nicolaus Winkel. Máy đếm nhịp có vai trò tạo ra một tiếng tick hoặc âm thanh nghe được cách nhau một khoảng thời gian đều đặn. Nó có thể được thiết lập bởi người dùng, thường tính bằng số nhịp mỗi phút (BPM). Khi mua đàn Piano bạn có thể được tặng kèm máy đếm nhịp hoặc mua thêm, tùy thuộc vào chính sách bán hàng của môi cửa hàng.
Ngày nay máy đếm nhịp vẫn được coi là một trong những công cụ chính để phát triển cảm giác nhịp điệu và nhịp độ mạnh mẽ. Đặc biệt với sự phát triển của xã hội như ngày nay thì nó cũng có sẵn như là một ứng dụng cho điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.
Nguồn gốc ra đời của máy đếm nhịp
- Từ “metronome” là sự kết hợp của hai từ tiếng Hy Lạp:
- Metron = đo
- Nomos = để điều chỉnh
Vậy Metronome là gì?
Metronome là một thiết bị cơ khí hoặc điện tử, hoặc một ứng dụng phần mềm cho điện thoại di động và máy tính bảng, tạo ra ” số lần nhấp” (âm thanh ngắn) trong một khoảng thời gian đều đặn. Nó có thể được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại nhạc cụ khác nhau nhưng phổ biến nhất ở đàn piano và guitar.
Mặc dù máy đếm nhịp được phát minh bởi Nikolaus Winkel vào năm 1812, nhưng thiết kế phổ biến nhất là của Johann Maelzel, được cấp bằng sáng chế ba năm sau đó.
Đặc điểm nổi bật:
Tốc độ của máy đếm nhịp thể được điều chỉnh và thường được biểu thị bằng “số nhịp mỗi phút” (BPM).
Trên thiết bị truyền thống hoặc điện tử, việc điều chỉnh chỉ có thể được thực hiện trong các bước được xác định trước trong khoảng từ 40 đến 208 BPM.
Các ứng dụng phần mềm có xu hướng linh hoạt hơn với các bước của một nhịp mỗi phút, thường lên tới 1000 BPM.
Metronome thường được sử dụng trong thực hành như một công cụ để thiết lập một nhịp độ âm nhạc.
Vai trò của máy đếm nhịp trên đàn Piano
Máy đếm nhịp có vai trò rất quan trọng và hỗ trợ tối đa cho người chơi trong việc kiểm soát tốc độ nhịp, đặc biệt là những người mới học. Sử dụng máy đếm nhịp cho phép chúng ta – đôi khi đến hàng trăm năm sau khi các nhà soạn nhạc mất đi – có thể thiết lập một nhịp độ tương tự hoặc chính xác với nhịp độ mà nhà soạn nhạc dự định.
Ngoài ra máy đếm nhịp còn được sử dụng để phát triển cảm giác nhịp đập đều đặn của người biểu diễn hoặc những người mới bắt đầu. Máy đếm nhịp kiểm soát tốc độ của bản nhạc và để làm nổi bật bất kỳ sự không chính xác nào của nhịp độ trong các buổi thực hành.
Có thể nói rằng máy đếm nhịp giúp người nghệ sĩ kiểm soát các biến thể nhịp độ không mong muốn. Khi được sử dụng thường xuyên, cảm giác bên trong của nhịp độ và nhịp đập đều đặn trở nên mạnh mẽ và được kiểm soát tốt hơn.
Khi người chơi đã thành thạo với việc chơi đàn Piano thì đồng nghĩa với việc sử dụng máy đếm nhịp của họ sẽ giảm dần. Và khi họ trở thành một người chơi chuyên nghiệp, một nghệ sĩ Piano thực thụ thì khả năng cảm nhịp của người nghệ sĩ sẽ trở nên tuyệt vời.
Máy đếm nhịp là một phụ kiện rất nhỏ trong tất cả các phụ kiện đi kèm khi mua đàn Piano. Thế nhưng khi chúng ta đã tìm hiểu, đã phân tích chúng ta sẽ thấy giá trị to lớn mà máy đếm nhịp mang lại.
Chính vì vậy, quý khách hãy là một người chơi đàn thông minh và sử dụng máy đếm nhịp một cách hiệu quả để đạt được kết quả tốt trong quá trình tập luyện.
Nếu quý khách có nhu cầu mua đàn piano hoặc các phụ kiện của đàn piano có thể ghé cửa hàng Việt Thương để trải nghiệm và mua sắm.
Liên hệ với chúng tôi qua 1800 6715 (Miễn phí) để được tư vấn, hỗ trợ.